Mô tả công việc của Nhân viên Quản trị mạng

Nhân viên quản trị mạng là làm gì? Ngay cả khi bạn có một vốn kiến thức công nghệ khá vững vàng thì vẫn còn rất nhiều điều về vị trí công việc này mà bạn chưa hề biết đến. Trong bài viết dưới đây, JobOKO.com sẽ giúp các bạn tìm hiểu chi tiết mô tả công việc của nhân viên quản trị mạng và vai trò của họ trong các công ty, doanh nghiệp.

Nhân viên quản trị mạng là người quản lý hệ thống mạng máy tính của một tổ chức, đảm bảo nó vận hành đúng chức năng và được thường xuyên cập nhật những công nghệ mới nhất. Đôi khi, họ còn được gọi là quản trị viên hệ thống, IT admin hay IT manager. Công việc của họ chủ yếu liên quan đến mạng cục bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN) và mạng nội bộ. Bất cứ công ty hay tổ chức nào có sử dụng nhiều máy tính hay nền tảng phần mềm đều cần phải có nhân viên quản trị mạng để phối hợp và kết nối những hệ thống này lại với nhau.

I. Mô tả công việc của Nhân viên Quản trị mạng

Chức năng và nhiệm vụ của nhân viên quản trị mạng trong mỗi công ty, doanh nghiệp không giống nhau. Có người phải phụ trách các công việc chung chung như thiết lập phần cứng máy tính, xử lý sự cố máy chủ,… trong khi đó, những người khác lại làm những công việc mang tính chuyên môn cao như thiết kế, triển khai và quản lý cơ sở hạ tầng mạng không dây,…
Dưới đây là một vài công việc thường gặp nhất của một nhân viên quản trị mạng. Trong nhiều công ty, những công việc này có thể được chia nhỏ và cụ thể hơn.

  • Cấu hình phần cứng máy tính, bao gồm máy chủ, bộ định tuyến và bộ chuyển mạch (switch).
  • Nâng cấp và khắc phục các sự cố liên quan đến hệ thống mạng máy tính.
  • Xử lý các sự cố mạng.
  • Hỗ trợ kỹ sư mạng với các thông tin liên quan đến mô hình mạng.
  • Triển khai và cập nhật phần mềm.
  • Quản lý máy chủ và hệ điều hành.
  • Thực hiện các biện pháp bảo mật và kiểm thử cơ bản.
  • Quản lý lưu trữ đám mây và tầng vật lý.
  • Giám sát kỹ thuật mạng LAN; lập kế hoạch, triển khai/mở rộng, bảo trì và xử lý sự cố.
  • Soạn thảo và lưu trữ tài liệu về cấu hình mạng và bố trí dây cáp.
  • Thiết kế, triển khai và quản trị cơ sở hạ tầng mạng không dây và các hệ thống hỗ trợ.
  • Đề xuất giải pháp nâng cấp, xử lý sự cố và ứng dụng công nghệ mới.
  • Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản trị hệ thống.
  • Phân tích, phát hiện và xử lý các sự cố bảo mật máy chủ.
mo ta cong viec cua nhan vien quan tri mang 2

Sở hữu kỹ năng mềm vô cùng cần thiết đối với nhân viên quản trị mạng

II. Yêu cầu về kỹ năng, bằng cấp với Nhân viên quản trị mạng

Muốn trở thành nhân viên quản trị mạng hay nhân viên quản trị web thì bạn nhất định phải có nền tảng kiến thức công nghệ vững chắc. Ngoài ra, bạn còn cần phải đáp ứng những yêu cầu khác như:

  • Bằng Cử nhân trở lên về Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính hoặc một lĩnh vực liên quan.
  • Am hiểu về cơ sở hạ tầng mạng máy tính.
  • Có kinh nghiệm làm việc liên quan đến mạng LAN, WAN và mạng nội bộ.
  • Có khả năng triển khai, quản lý và xử lý các vấn đề liên quan đến thiết bị trong cơ sở hạ tầng mạng.
  • Am hiểu về application transport và giao thức mạng.
  • Có khả năng tạo sơ đồ mạng phục vụ mục đích thiết kế, triển khai và bảo dưỡng.
  • Nhạy bén với những công nghệ và sản phẩm công nghệ mới.
  • Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm (với những nhân viên IT, quản trị viên,…khác).
  • Khả năng phát hiện vấn đề và đưa ra giải pháp khắc phục nhanh.
  • Kỹ năng phân tích và tư duy logic
  • Khả năng quản lý thời gian và tự phân công công việc một cách hiệu quả.
  • Chịu khó tìm tòi, ham học hỏi.

Nhân viên quản trị mạng là một vị trí vô cùng quan trọng trong các công ty, doanh nghiệp và xuất hiện trong hầu hết các ngành nghề khác nhau như công nghệ thông tin, dịch vụ cố vấn kỹ thuật, các trường Đại học/Cao đẳng, bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe, bộ phận IT trong khách sạn,… Nếu như bạn sở hữu bằng tốt nghiệp Đại học hay một chứng chỉ liên quan đến quản trị mạng thì nó đồng nghĩa với việc cơ hội việc làm của bạn đang rộng mở phía trước.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *